Website là gì? 4 thành phần của website và cách phân loại website

admin

Giải pháp thiết kế website chuẩn SEO, đa ngành nghề
Việc thiết kế và sở hữu một website trong thời đại số gần như là tất yếu đối với tất cả các doanh nghiệp có định hướng hoạt động lâu dài. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu

Giải pháp thiết kế website chuẩn SEO, đa ngành nghề

Việc thiết kế và sở hữu một website trong thời đại số gần như là tất yếu đối với tất cả các doanh nghiệp có định hướng hoạt động lâu dài. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu website là gì và đâu là dạng website phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.  Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giải thích cho bạn rõ hơn khái niệm website là gì, phân loại website và các thành phần của trang web là gì, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website  Sapo Web ngay nào! 

1. Website là gì?

Không ít người thắc mắc website là gì, trang web là gì? Trên thực tế Website là một tập hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video,.. được nằm trong một tên miền chính (domain) hoặc tên miền phụ (subdomain). Website được lưu trữ trên máy chủ, người dùng có thể truy cập vào website thông qua internet.

Mỗi một trang web là một tập tin HTML hay XHTML và có thể được lập trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những ngôn ngữ lập trình phổ biến thường được sử dụng trong website có thể kể đến như PHP, C++, JAVA, JavaScript, Python…

Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể coi website là một cửa hàng hoặc văn phòng đại diện của công ty trên internet. Khách hàng sẽ tìm đến website thông qua địa chỉ được cung cấp (tên miền). Tại website, khách hàng có thể truy cập vào từng page (trang web) nhỏ hơn để theo dõi tất cả những thông tin cơ bản của doanh nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp thậm chí có thể tiến hành giao dịch ngay tại đây. 

Một số ví dụ về website như: Sapo.vn, facebook.com, google.com, amazon.com…

2. Những thành phần của website

Để có thể đưa một website vào vận hành hoàn chỉnh website cần phải có sự kết hợp giữa nhiều thành phần với nhau. Trong đó có 4 thành phần chủ đạo nhất chính là: Domain, hosting, mã nguồn và cuối cùng là nội dung website, chi tiết về 4 thành phần này cụ thể như sau:

Domain (tên miền): Là địa chỉ mà người truy cập sử dụng để tìm ra website doanh  nghiệp trên mạng lưới internet. Website muốn hoạt động được bắt buộc phải có domain.

Hosting: Đây là nơi lưu trữ toàn bộ liệu của trang web bao gồm thông tin, email, dữ liệu…Nếu không có hosting website sẽ không thể xuất hiện trên internet và cũng không thể tiếp cận được với người dùng.

Source code (mã nguồn): Là tập hợp của rất nhiều dòng lệnh khác nhau giúp tạo ra những tác vụ mà người dùng có thể thực hiện ngay trên website.

Nội dung website: Là tất cả thông tin dữ liệu về các sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp có thể được trình bày bằng văn bản, hình ảnh, video…để giới thiệu đến người truy cập.

Ngoài 4 thành phần cấu tạo chính này còn có thể kể đến một số các thành phần khác như: Băng thông, quản trị website, giao diện, sidebar, banner,… Hầu hết những điều này bạn sẽ được biết đến trong quá trình thiết kế website và vận hành web.

Xem thêm: Hướng dẫn tạo website: Cách tạo trang web từ A – Z cho người mới 

3. Phân loại website

Có 3 cách phân loại website là phân loại theo cấu trúc cách hoạt động, phân loại theo quyền sở hữu và cuối cùng là phân loại theo chức năng của website, cụ thể:

Website tĩnh: Website chủ yếu sử dụng ngôn ngữ HTML (còn có CSS, Javascript) và gần như không thể chỉnh sửa nội dung trên dạng website này. Ngoài ra, người dùng khi truy cập trang web tĩnh cũng không thể tương tác được như comment, mua hàng, để lại thông tin. Vậy nên dạng website hiện nay rất ít được sử dụng.

Website động: Website động sử dụng ngôn ngữ lập trình server như ASP.NET, PHP, Ruby…và một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL. Sử dụng website động doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác qua lại với người dùng thông qua hình thức chatbot, bình luận, đăng ký dùng thử…Bên cạnh đó, người quản trị website cũng có thể thay đổi, cập nhật thông tin thường xuyên, giúp trang web lúc nào cũng mới mẻ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng.

Xem thêmWeb động là gì? Có nên sử dụng website động hay không?

Website chính phủ: Đây là trang web thuộc quyền sở hữu của chính phủ và được quản lý bởi các bộ ngành có liên quan. Trang website chính phủ sẽ cung cấp thông tin chính thống từ chính phủ cùng tất cả các dịch vụ công để mọi người có thể tra cứu và tham khảo.

Website doanh nghiệp: Là kênh thông tin đại diện của các doanh nghiệp trên internet. Tại đây doanh nghiệp, tổ chức sẽ thường xuyên cập nhật tất cả những thông tin mới nhất liên quan đến sản phẩm dịch vụ hoặc sự kiện kinh doanh. Người truy cập cũng tìm được đầy đủ thông tin cơ bản như: lịch sử hình thành phát triển, thành tựu, thông tin liên lạc trên website này. Chính vì vậy website doanh nghiệp là nơi quảng bá thương hiệu, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp; là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Website cá nhân: Dạng web này thường được sử dụng với đối tượng là người của công chúng, những người cần quảng bá hình ảnh cá nhân để phục vụ cho mục đích thương mại hay công việc. Nội dung của website này thường tập trung giới thiệu về sơ yếu lý lịch, thành tựu cá nhân và những bài viết thể hiện quan điểm và ý kiến của họ về vấn đề mà họ quan tâm.

Mỗi loại website đều có một chức năng riêng. Tùy vào nhu cầu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp khác nhau mà thiết kế giao diện, các tính năng sẽ khác nhau để phù hợp với thương hiệu và định hướng phát triển của họ.

– Website bán hàng: Bao gồm trang web thương mại điện tử tổng hợp hoặc trang bán hàng của một đơn vị, cá nhân cụ thể. Website bán hàng cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, sản phẩm để giới thiệu và bán hàng; cho phép người dùng đặt hàng và lựa chọn các hình thức thanh toán trực tiếp trên web.

Website tin tức: Là website cung cấp thông tin văn hóa, chính trị, xã hội, sức khỏe, giáo dục,..cho độc giả. Website dạng này được phát triển từ nền tảng báo giấy truyền thống; ra đời để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dùng trong thời đại internet.

Website giải trí: Là dạng web phục vụ nhu cầu giải trí cụ thể như nghe nhạc, xem phim, chơi game,…

Website rao vặt: Có chức năng tương tự như một chợ online. Tại đây mọi người có thể tìm kiếm tất cả thông tin về tất cả các sản phẩm, khi có nhu cầu bạn cũng có thể đăng bài mua bán trên những website này theo hai hình thức thu phí và miễn phí. 2 loại hình website giao vặt phổ biến nhất hiện nay là rao vặt bất động sản và trang rao vặt tổng hợp.

Diễn đàn: Là nơi để tất cả những người có thể tham gia chia sẻ, trao đổi quan điểm, kiến thức về lĩnh vực mà tất cả mọi người đều quan tâm. Bất cứ ai cũng có thể tham gia và thường sẽ có quản trị viên kiểm duyệt nội dung trên diễn đàn.

4. Mục đích của website là gì?

Mỗi website khác nhau sẽ có mục đích khác nhau phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu mà website đang hướng đến. 

Website thông tin: Truyền đạt thông tin cụ thể, hữu ích cho người dùng về các thông tin mà người dùng tìm kiếm. Nó thường là các thông tin về các chủ thể, thuật ngữ, các mẹo thủ thuật, thông tin hỗ trợ,…

Website thương mại điện tử: Là bán sản phẩm cho người dùng. Các trang web này cần được tối ưu hóa và kết hợp các kỹ thuật bán hàng trực tuyến để gia tăng cơ hội khách truy cập mua. Đơn giản hóa các thao tác giúp việc mua hàng và thanh toán để khách hàng cảm thấy dễ dàng, nhanh chóng, hài lòng với dịch vụ. Từ đó tăng trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng đối với website và thương hiệu của bạn.

Website giải trí: Đóng vai trò như tạp chí trực tuyến cung cấp các thông tin giải trí, tin tức thể thao, người nổi tiếng, điện ảnh,..Các trang web này được cập nhật thường xuyên để người dùng nắm bắt thông tin mới nhất về các vấn đề giải trí mà họ quan tâm. Người dùng có xu hướng quay lại cao nếu thông tin của trang được update liên tục. Bên cạnh việc cung cấp thông tin bằng văn bản và hình ảnh, website còn xây dựng các video, podcast để thu hút người dùng.

Website truyền thông xã hội: Giúp bạn kết nối với gia đình, bạn bè và những mối quan hệ xung quanh. Nó giúp bạn dễ dàng xây dựng một cộng đồng kết nối chia sẻ hàng ngày. Đối với doanh nghiệp, học sử dụng loại hình website này để xây dựng cộng đồng khách hàng riêng, kết nối và tương tác với họ để tìm hiểu mong muốn, nhận phản hồi nhằm điều chỉnh chiến lược.

Xem thêm: Thiết kế website tin tức, báo điện tử chuyên nghiệp | Sapo Web

5. Vì sao doanh nghiệp cần thiết kế website

Việc các doanh nghiệp, công ty bên nước ngoài sở hữu website cho riêng mình đã có từ rất lâu. Thậm chí website còn là kênh bán hàng chủ lực đem lại nguồn doanh thu khủng cho các doanh nghiệp tại đây. Chính bởi vậy, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã lựa chọn thiết kế website bán hàng để có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng cùng với đó là những giá trị sau:

Tiết kiệm nhiều chi phí quảng cáo: SEO là một trong những hình thức quảng bá thương hiệu miễn phí nhưng đem lại hiệu quả rất tốt. Thứ hạng website càng cao càng nâng cao tỷ lệ tiếp cận khách hàng tiềm năng. Ngoài ra doanh nghiệp có thể update các sự kiện, chương trình khuyến mãi lên website để khách hàng có thể cập nhật tại đây mà không cần phải tốn chi phí in ấn tờ rơi, catalogue như cách truyền thống.

Khách hàng có thể thăm quan và mua sắm bất cứ lúc nào: Website sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận với khách hàng bất cứ lúc nào kể cả khi muộn nhất.

Tối ưu nhân lực: Sử dụng website bán hàng doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí thuê nhân sự. Chỉ cần từ 1 – 2 người quản trị website là có thể làm hết những công việc như đăng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, chốt đơn…

Lợi thế cạnh tranh so với đối thủ: Việc bạn sở hữu website chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành về cả phương diện thương hiệu lẫn việc thu hút khách hàng.

Tối ưu các bước mua hàng: Khách hàng mua bán trên website chỉ cần lựa chọn sản phẩm, hình thức thanh toán và đơn vị vận chuyển là có thể hoàn thành quy trình mua bán thay vì phải mất thời gian và công sức ra tận cửa hàng như trước đây.

Tổng kết

Website là kênh thông tin, bán hàng và mua sắm online mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Một website sẽ bao gồm những trang web nhỏ hơn và cần đảm bảo những thành phần cơ bản bao gồm: tên miền, hosting, mã nguồn và nội dung…Trong quá trình sử dụng website quản trị viên có thể thêm bớt những tính năng phù hợp với kế hoạch SEO theo từng giai đoạn.

Website được chia thành nhiều loại ví dụ như website tĩnh, website động, website tin tức, website doanh nghiệp, website chính phủ…Mỗi mục đích sử dụng khác nhau sẽ tìm loại tương ứng.

Hy vọng tất cả những thông tin trên đã giúp bạn biết được website là gì, trang web là gì, các thành phần của website và lý do các doanh nghiệp nên sử dụng website là gì. Để hiểu rõ hơn về website, bạn hãy đăng ký dùng thử website 7 ngày miễn phí.

Trong 7 ngày này bạn có thể lựa chọn giao diện, cài đặt tính năng, bán hàng như một trang web bình thường. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về website cũng như cách vận hành của một website cơ bản là như thế nào. Chúc bạn sớm sở hữu một thiết kế website bán hàng ưng ý và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tìm chúng tôi trên Facebook

Tìm chúng tôi trên Youtube

Bắt đầu dùng thử miễn phí 7 ngày

Công ty cổ phần công nghệ Sapo (Sapo Technology JSC)

Trụ sở Tầng 6 – Tòa nhà Ladeco – 266 Đội Cấn – Phường Liễu Giai – Quận Ba Đình – TP Hà Nội

Chi nhánh Lầu 3 – Tòa nhà Lữ Gia – Số 70 Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP Hồ Chí Minh

Chi nhánh Số 83 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Khuê Trung – Quận Cẩm Lệ – TP Đà Nẵng

Chi nhánh Xem thêm 24 chi nhánh của Sapo trên toàn quốc

Tổng đài tư vấn mua hàng: 1800 6750

Tổng đài hỗ trợ sử dụng: 1900 6750

Tổng đài hỗ trợ vận chuyển: 1900 6719

Email: [email protected]

Từ 7h00 – 22h00 các ngày từ thứ 2 đến Chủ nhật

Liên hệ hợp tác

Tel: (84-24) 7308 6880 (máy lẻ 333)

Email: [email protected]

Copyright © 2021 Sapo.vn
– Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam

© Copyright 2008 – 2021

Giải pháp thiết kế website chuẩn SEO, đa ngành nghề
Việc thiết kế và sở hữu một website trong thời đại số gần như là tất yếu đối với tất cả các doanh nghiệp có định hướng hoạt động lâu dài. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểuWebsite là gì? 4 thành phần của website và cách phân loại website

Share This Article
Leave a comment